Đăng nhập
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NÔNG THÔN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CƠ BẢN
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NÔNG THÔN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CƠ BẢN
Nguyễn Đức Minh
Hàng chục năm trở lại đây, Nông thôn Việt Nam đã có biết bao thay đổi: đường xá phong quang, nhà cửa khang trang, đẹp đẽ, xã nào cũng có trường cấp 1, cấp 2, trạm y tế có mặt ở khắp các thôn, làng hẻo lánh. Điện lưới quốc gia thắp sáng mọi nơi. Chương trình phát triển nông thôn mới để từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển tích cực không ai có thể phủ nhận,mặc dù còn bao nhiêu nỗi lo mà người dân nông thôn phải gánh chịu, đó là sự phát triển nóng của của ngành nghề, nảy sinh biết bao hệ lụy, làng quê ồn ã, xô bồ, tình làng, nghĩa xóm bị xuống cấp, cây đa, giếng nước, sân đình, lũy tre xanh…không còn là chỗ dựa yên lành sau những ngày nhọc nhằn mưu sinh bươn chải. Làng quê đang bị thay đổi theo chiều hướng kém tích cực. Và cái thay đổi lớn nhất, dễ thấy nhất và nguy hiểm nhất đó là nông thôn đang đứng trước nguy cơ môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sức khỏe của người dân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là một thực tế cần phải nhanh chóng khắc phục. Tiêu chí về môi trường (tiêu chí 17) hiện nay là 1 trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt nông thôn
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh thì các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư. Thành phần chính của nước thải sinh hoạt là Nito, Phốt pho, một số kim loại nặng, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, một số vi sinh vật gây bệnh…
Một số yếu tố gây ô nhiễm quan trọng, trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lan truyền bởi các vi sinh có trong phân, vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là Virut, vi khuẩn, nguyên sinh bào và gian bào…
Cuộc sống vật chất của người dân nông thôn càng đi lên thì môi trường nông thôn càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Rác thải hòa tan, các trang trại chăn nuôi bốc mùi hôi thối, nước thải xả thẳng ra môi trường làm các dòng sông đen kịt. Đất đai, nguồn nước cũng bị ô nhiễm do bị lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng. Đó là một vấn nạn gây ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất đai mà không thể giải quyết được chỉ một sớm một chiều.
Thực trạng ở nông thôn hiện nay, nhiều nơi ao, hồ không thể nuôi cá, tầng nước mặt và nước giếng khơi cũng không thể dùng sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ được. Thậm chí nhiều nơi nguồn nước ngầm cũng cần phải cảnh giác khi dùng, bởi nó chứa nhiều tác nhân gây hại cho con người. Môi trường nông thôn đứng trước nguy cơ không còn là nơi nghỉ ngơi thư giãn cho mọi tầng lớp dân cư nữa.
Như phần trên đã đề cập, vấn nạn ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay xảy ra do các nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm từ nguồn chất thải rắn.
- Ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt.
- Ô nhiễm từ việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng.
Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn bức xúc nhất, trầm trọng nhất đó là chất thải rắn và ô nhiễm nước thải sinh ra từ các trang trại chăn nuôi hoặc các làng nghề đang phát triển rất mạnh ở nhiều nơi.
Lượng nước thải sinh hoạt nông thôn hiện nay phụ thuộc vào dân số và đặc điểm của các hệ thống. Hầu hết nước thải sinh hoạt đều thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước công cộng như ao, hồ, sông ngòi mà không qua xử lý.
Việc thải một lượng lớn chất thải hữu cơ ra môi trường sẽ tạo ra nguồn ô nhiễm và các dịch bệnh ảnh hưởng tới toàn cộng đồng. Theo Bộ Y tế, 80% các bệnh dịch truyền nhiễm ở nước ta hiện nay liên quan tới nguồn nước. Vì thế, việc tìm các biện pháp xử lý nước thải nông thôn hiện nay là một vấn đề quan trọng và cần phải làm ngay.
2. Các phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường nước thải nông thôn
Cùng với những tiêu chí về đời sống kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng… thì môi trường cũng là một trong các tiêu chí rất quan trọng, trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tại các vùng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp chuyên canh, cây trồng có các giá trị kinh tế cao đang được ưu tiên phát triển cùng với nó cần phải có một lượng nước tưới đủ lớn, mà ở nông thôn hiện nay nước sạch là một tài sản quý hiếm cần sử dụng có hiệu quả. Việc khan hiếm nước ở nông thôn sẽ thôi thúc chúng ta phải nghiên cứu, áp dụng công nghệ phù hợp trong việc xử lý môi trường nước thải để tái sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp xử lý nước thải rất đa dạng với các đặc trưng kỹ thuật nên việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp còn rất nhiều hạn chế.
Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có nguồn gốc vật lý, hóa học và sinh học. Mục tiêu của xử lý nước thải là tạo ra được một dòng chất lỏng, an toàn với môi trường và được tái sử dụng trong việc cung cấp nước cho cây trồng.
Xử lý nước thải bao gồm 3 giai đoạn: xử lý sơ bộ, xử lý thứ cấp và xử lý hoàn thiện.
Giai đoạn xử lý nước thải sơ bộ trong bể tĩnh: Trong giai đoạn xử lý này bằng phương pháp vật lý, các chất rắn, nặng sẽ lắng xuống đáy, rác rưởi, xác hữu cơ được giữ lại các thanh chắn kim loại, dầu mỡ được nổi lên trên được tách ra. Trong nước chỉ còn những… thực vật, chất hữu cơ dạng hạt nhỏ… chúng được chuyển sang giai đoạn xử lý thứ 2 là xử lý thứ cấp.
Giai đoạn xử lý thứ cấp: Đây là giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học nghĩa là dùng hóa chất để tách các chất hữu cơ ra khỏi các phức chất làm thay đổi các hoạt chất không có lợi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất để tách các chất ô nhiễm vô cơ bằng các phản ứng kết tủa hoặc keo tụ... Ngoài ra, còn sử dụng các vi sinh vật yếm khí hoặc hiếu khí sống trong nước để phân giải các phức chất hữu cơ thành các chất hữu cơ đơn giản hoặc các chất vô cơ làm nước trong sạch.
Giai đoạn xử lý hoàn thiện: Nước thải được xử lý trong các giai đoạn trước được khử trùng bằng các chất hóa học hay vật lý làm cho nước không còn bị ô nhiễm và nguồn nước này có thể tái sử dụng trong sinh hoạt hoặc tưới cho cây trồng.
3. Một số phương pháp xử lý nước thải nông thôn.
Phương pháp cơ bản
Xử lý bằng phương pháp bãi lọc
Bãi lọc ngầm
(Theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam)
Trên đây là một số vấn đề cơ bản về nước thải nông thôn và các phương pháp xử lý cơ bản nhất. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước thải nông thôn là một vấn đề nóng bỏng cần có sự vào cuộc của nhiều tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp để có một giải pháp hiệu quả nhất trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải nông thôn hiện nay.
-
29/04/2024 Tìm đối tác tiêu thụ phân bón hữu cơ và Chế phẩm vi sinh
-
24/10/2023 GIỚI THIỆU CHUNG
-
05/10/2023 Thông báo tên miền không phải của viện IEAC
-
05/10/2023 Công ty TNHH Hồng Ngọc trở thành thành viên IEAC
-
16/07/2023 Tìm đại lý tiêu thụ Thịt bò
-
07/02/2018 HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BỀN VỮNG
-
07/02/2018 NITRAT TRONG RAU, CỦ ...
-
07/02/2018 Rừng phòng hộ đầu nguồn phòng chống lũ lụt và góp phần ứng phó biến đổi khí hậu
-
07/02/2018 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI NÔNG THÔN VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CƠ BẢN
-
07/02/2018 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN